Thứ Sáu, 18 tháng 9, 2015

Mẹo vặt làm sạch đồ dùng nhà bếp

http://www.webtretho.com/forum/f112/tuyen-tap-meo-vat-lam-sach-do-bep-cuc-nhanh-cho-cac-me-2021091/

Làm sạch đồ dùng bếp cực nhanh mà đơn giản nhé!
1. Làm sạch vòi hoa sen, vòi nước bị bẩn

Bạn lấy miếng chanh chà sát nhiều lần tại nơi vòi nước bị bẩn đến khi sạch hoàn toàn, nhanh và dễ làm.


1. Cống bị tắc
Muối ăn là chất tẩy rửa tự nhiên nhiều công dụng mà bạn có thể sử dụng. Đổ một nửa bát muối xuống cống bị tắc, sau đó dội nước nóng trong vài phút, chất cặn bẩn, thức ăn thừa sẽ trôi đi, cống sẽ được thông trở lại.


2. Làm sạch chảo rán
Muối giúp bạn loại dầu mỡ khỏi chảo, bề mặt lò nướng một cách dễ dàng, không độc hại. Rắc lượng nhỏ, đều trên bề mặt chảo, rồi dùng miếng bọt biển ướt hoặc giẻ mềm, lau sạch thức ăn còn bám lại. Sau đó, đổ lượng nước vừa phải, đun nhỏ lửa trong vài phút để chảo được sạch sẽ hơn.

3. Khử mùi thực phẩm
Bạn đặt bát giấm trong lò vi sóng và đun sôi, hơi giấm bốc lên sẽ làm sạch mùi thực phẩm trong lò. Tương tự, có thể để giấm ở quầy bếp, hoặc, cho giấm vào chảo, đun nhỏ lửa trên bếp khoảng 5 phút để khử mùi.

4. Làm sạch bình đựng cafe
Với giấm ăn, bạn dễ dàng loại bỏ vết bẩn trên một ấm trà hoặc bình pha cà phê. Nửa nước pha giấm, đun sôi và ngâm hỗn hợp trong bình trà qua đêm, sau đó rửa sạch. Với máy pha cà phê, bạn đổ giấm vào máy và cho máy chạy khoảng 2-3 phút.




5. Làm sạch đồ kim loại
Các đồ dùng kim loại sẽ sáng với một miếng vải cotton mềm mại và một vài giọt dầu ô liu. Bạn có thể lau sạch đồ mà không lo chúng bị gỉ, hay bị hóa chất ăn mòn.



6. Làm sạch thớt



7. Khử mùi tủ lạnh



8. Làm sạch bồn rửa mặt



9. Làm sạch xoong nồi



10. Làm sạch ly, tách



11. Làm bóng đồ kim loại


sưu tầm internet



Thứ Bảy, 4 tháng 7, 2015

Những điều bạn chưa từng biết về Gừng

Nguồn: http://www.zergnet.com/news/516376/everything-you-never-knew-about-ginger
--------------
Enjoy this robust root for breakfast, lunch, or dinner and reap a variety of health benefits

Spicy and aromatic, ginger has an undeniable flavor that can be enjoyed both sweet and savory. 

While ginger is available throughout the world, it's indigenous to Southern China and over time it has made its way across Asia, West Africa, and the Caribbean. Today, India is the largest producer of the root.

Ginger can be grown in warm climates and the clusters of pink and white buds that bloom into yellow flowers make it a popular choice for landscaping in sub-tropical areas. 

While this root packs a punch in the flavor department, the health benefits of ginger are plentiful.

Blood Circulation

Magnesium, chromium, and zinc can help improve blood flow and ginger contains all three of these elements. When you’re sick with the chills, fever, and the sweats, load up on ginger, as it can also help kick these symptoms.

Feeling Green

Is your tummy feeling a little worse for wear? Ginger may also help with an upset tummy from a stomach bug, vertigo, or indigestion.

Inflammation

Inflammation and pain often go hand-in-hand, and ginger is well known to have natural anti-inflammatory compounds that help reduce inflammation. Turmeric is a part of the same family as ginger and is another popular choice for dealing with inflammation. You can ingest it through cooking, pills, or grate up the root into a paste and apply it topically. Just don't be alarmed if the root temporarily dyes your skin a slight orange hue.

These health benefits are just the beginning, as ginger is said have many more uses. Some studies show it may help with cancer prevention, toothaches, headaches, heartburn, boosting the immune system, and more.


How to Enjoy Ginger

Whether it's fresh, powdered, pickled, or candied, ginger can be used in all types of cuisines and prepared in a variety of ways.

Fighting a cold? Take a decent-sized chunk and grate a one-inch piece of peeled ginger. Combine it with six cups of boiling water, the juice of one lemon and about 1/3 of a cup of high-quality honey, and stir it all up. You can also add in a couple of your favorite tea bags if you want. Sip this zesty tincture the next time you're curled up on the couch with a case of the sniffles.

Curries are a delicious way to enjoy fresh and powdered ginger. From Thai green curry to Indian chana masala, there are plenty of recipes out there that will satisfy your appetite. If making a curry is a little daunting, start with something more simple like a butternut squash soup and throw in some freshly grated ginger for something quick, healthy, and satisfying. Stir-frys are another easy and quick way to cook with this tasty root.

After getting your veggies in, it's time for dessert. From ginger snap cookies and ginger pumpkin muffins to ginger ice cream and chocolate-covered candied ginger, there's no shortage of sweet treats out there.

Looking for something to wash it all down with? A cold ginger beer is crisp and refreshing, while a warm cup of Indian chai soothes.

Many of these uses continue to be studied and if you want to use ginger for medicinal purposes, it's best to consult your physician prior to doing so.


Thứ Sáu, 26 tháng 6, 2015

Khám phá gia vị Tây

Khám phá gia vị Tây

 
Gia vị luôn là một nét đặc sắc của ẩm thực. Biết phối hợp một cách nhuần nhuyễn các loại gia vị sẽ làm cho món ăn thêm phần thơm ngon và tinh tế. Vì hầu hết chúng ta đều đã quen thuộc với những loại gia vị Á Đông nên trong bài này mình sẽ chia sẻ chút ít kiến thức và kinh nghiệm về các loại gia vị Tây, thường ứng dụng nhiều trong các món nướng, soup, hầm, salad và mì.

Nhiều bạn ít tiếp cận với đồ Tây dễ có cảm giác là món Tây khó ăn, không hợp khẩu vị. Thực ra, ẩm thực Tây Phương mà điển hình là các nước vùng Địa Trung Hải như Pháp, Ý, Tây Ban Nha... vốn đã có tiếng từ lâu đời. Sự phối hợp các loại gia vị trong món ăn cũng đã được nâng tầm lên thành một nghệ thuật. Ở đây mình dùng từ GIA VỊ với nghĩa chung là SEASONINGS, bao gồm cả herbsspices. Mình cũng chỉ nêu một số loại chính, nhiều ứng dụng, chứ không thể đề cập hết được vì thế giới gia vị vô cùng phong phú.


CÁC LOẠI RAU THƠM - HERBS

Đối với dân làm bếp thì herb là các loại rau thơm, thường là phần lá, có thể dạng tươi hoặc dạng khô, nhằm tăng hương vị cho món ăn.

1. Ngò Tây (Parsley)

Ngò Tây có hai loại: curly parsley (ngò xoăn) và flat pasley (ngò thẳng). Tên parsley nói chung thường ám chỉ loại ngò xoăn, nhưng flat parsley thì mùi hương đậm hơn, thường được dùng trong các món ăn Ý. Ngò Tây xoăn dùng để trang trí món ăn cũng rất đẹp.

Parsley kết hợp với tỏi tạo mùi hương rất thơm nên thường được dùng làm bánh mì bơ tỏi, các loại xốt, soup...


2. Xô thơm (Sage)

Lá xô thơm có vị nồng và ấm, rất thích hợp với các món nướng, đặc biệt là thịt gia cầm, thịt heo, xúc xích... Heo mọi nướng xô thơm, hay gà ướp xô thơm cùng chanh vàng rồi nướng giấy bạc, cứ gọi là thơm phức. Làm khoai tây bọc phô mai chiên xù có chút bột xô thơm sấy cũng rất ngon. Món cà tím nướng mà có lá xô thơm thì tuyệt cú mèo.

Tùy món mà mình dùng lá xô thơm tươi hoặc sấy khô. Cây này cũng dễ trồng, như các loại rau gia vị khác.


3. Hương thảo (Rosemary)

Nếu bạn là người yêu thích món nướng, thì trong nhà không thể thiếu lá hương thảo. Lá này rất thơm (đúng như cái tên của nó), dùng để ướp đồ nướng, hoặc chế biến nước xốt, nêm soup hay các món hầm... rất ngon. Lá hương thảo rất hợp với thịt bò, thịt gà. Nếu bạn không thích mùi thịt vịt thì hãy ướp cùng với lá hương thảo và chút bạc hà. Lá hương thảo kết hợp với rượu vang đỏ và táo xay làm nên thứ nước xốt hấp dẫn đầy hương vị, có thể dùng chấm thịt hay hải sản.


Lá hương thảo chủ yếu dùng để ướp đồ nướng hay nấu các món hầm nên dùng lá sấy khô tiện hơn. Bạn cũng có thể gieo hạt giống để trồng lấy lá tươi.


4. Cỏ xạ hương (Thyme)
Cỏ xạ hương là loại rau gia vị thường thấy trong các món ăn vùng Địa Trung Hải. Khác với lá hương thảo vốn được xem là "hữu xạ tự nhiên hương", cỏ xạ hương thường phải nấu lâu mới tỏa mùi thơm nên nó hợp với các món hầm. Các món cá nướng với cỏ xạ hương và chanh vàng cũng rất thơm.


Parsley, sage, rosemary và thyme là bốn loại rau thơm đặc trưng nhất của phương Tây. Trong bài hát nổi tiếng Scarborough fair có câu đầu tiên như thế này: “Are you going to Scarborough fair? Parsely, sage, rosemary and thyme”. Theo tục lệ thì trong dịp lễ Thanksgiving, giữa bàn ăn luôn có một con gà Tây ướp với 4 loại rau thơm này. Mình thì không thích gà Tây nhưng cũng công nhận 4 loại rau thơm trên ướp với nhiều món ăn tạo hương vị rất thơm ngon.

5. Húng quế Tây (Basil)

Basil có loại lá lớn, lá nhỏ và lá tím. Basil tím rất thơm, dùng làm gia vị các món mì không những đẹp màu mà còn có mùi vị hấp dẫn. Basil xanh vị cay nhẹ, thanh mát, hợp với các món soup, salad, pizza. Cây này rất dễ trồng, mình rắc mớ hạt nó lên phơi phới, xanh mướt đầy sức sống. Đây phải nói là vừa ưu điểm vừa nhược điểm của basil. Ưu là dễ trồng dễ sống, nhược là vì nó dễ quá, khỏe quá nên ăn hết chất dinh dưỡng từ đất của các cây khác, nên phải trồng riêng.



Basil khô cũng rất thơm (thậm chí còn thơm hơn lá tươi) và dễ sử dụng cho nhiều món nên đây là loại gia vị cần có trong nhà.


5. Oregano

Lá oregano thường được dùng cho các món "rặt" Tây như pizza, bánh mì bơ tỏi... nên có lẽ vì thế mà cũng khá xa lạ với người Việt, và cũng không biết tiếng Việt gọi lá này là  gì. Lá này có vị nồng, ấm và theo cảm nhận cá nhân thì mình thấy lá sấy khô có mùi hương đậm đà và dễ chịu hơn là lá tươi.

6. Chervil

Không biết phải dịch cái lá này là gì. Về hình thức thì nó khá giống với ngò rí (tiếng Anh là coriander), nhưng lá nhỏ  hơn và yểu điệu hơn. Rau này đặc biệt hợp với các món trứng. Làm trứng ốp la, trứng chiên mà có chervil thì rất thơm. Ngoài ra dùng nó để trang trí các món ăn cũng rất đẹp (mình thấy đẹp hơn ngò).


7. Sorrel

Đây là một loại rau lá chua, dùng để trộn salad hay tạo chua cho cánh, soup rất ngon. Vị chua cũng rất thanh dịu.

8. Lá nguyệt quế (Bay)

Lá này thơm dai và giống như cỏ xạ hương, thường phải nấu lâu lâu mới thơm nên phù hợp với các món hầm, ragu... Lá nguyệt quế hóa giải mùi hoi của các loại thịt như thỏ, cừu, vịt... khá hữu hiệu.


9. Tỏi tây (Leeks)

Tỏi tây là loại rau gia vị khá quen thuộc với người Việt dưới cái tên hành boaro, có mùi thơm nhẹ và không hăng như hành nên có thể dùng được cho món chay. Tỏi tây dùng để nấu soup rất ngon, đặc biệt phù hợp với các món bò và gà. Nhà mình rất thích món soup kem và tỏi tây là thứ gia vị không thể thiếu cho các món ăn này.


10. Cỏ ngọt (Stevia)

Stevia là một loại thảo mộc có lá mang vị ngọt tự nhiên (rất ngọt, gấp 200-300 lần đường thường), nhưng không chứa calo, không gây sâu răng và không ảnh hưởng đến nồng độ glucose trong máu. Chính vì thế stevia được chế biến thành đường kiêng và ngày nay rất được tin dùng dù chi phí có hơi cao vì nó phù hợp với mọi đối tượng và tốt cho sức khỏe.
Stevia cũng rất dễ trồng. Mình trồng stevia lá xanh mơn mởn. Chỉ cần ngắt một ít lá tươi thả vào trà là có món uống ngọt ngào thanh mát. Lá stevia cho vào nước xốt, soup, nước dùng... cũng tạo vị thanh ngọt tự nhiên rất dễ chịu. Nhà mình cũng dùng đường stevia của Mỹ cho các món đồ uống. Stevia dùng với bạc hà rất hợp.


11. Oải hương
Oải hương không chỉ đem lại hương thơm nồng nàn mà có còn là một loại thảo mộc rất tốt cho sức khỏe. Nụ hoa oải hương khô có thể dùng làm gia vị hoặc uống trà, chỉ cần dùng chưa đến 1g là mùi hương đã ngào ngạt, vì thế khi dùng nhớ để ý đừng cho quá nhiều, mùi sẽ rất nồng.

Oải hương hợp với các món rau trộn khi dùng chung với basil và cỏ xạ hương, ngoài ra cũng rất hợp với các món nướng và thịt cừu. Mùi oải hương rất mạnh, nên có thể nói là "thuốc đặc trị" cho những loại thịt nặng mùi như cừu.

Nếu bạn thích làm bánh, hãy bỏ một ít nụ oải hương vào hũ đường và đóng kín trong vài tuần, đường sẽ được ướp một làn hương ngọt ngào, sau đó dùng để làm bánh hay các món tráng miệng.


Đối với các loại thảo mộc thì nên dùng dạng tươi hay dạng khô? Trên lý thuyết là dùng kiểu nào cũng được, tùy theo thói quen và sự thuận tiện. Theo kinh nghiệm cá nhân thì mình thấy những loại rau dùng để trộn salad hoặc nấu canh như basil, bạc hà, sorrel thì dùng lá tươi ngon hơn là lá khô, còn những rau có vị nồng ấm để tẩm ướp như hương thảo, oregano... thì dùng lá sấy khô rất đượm vị. Một điểm khác biệt khi dùng là lá tươi thường cho vào khi thức ăn gần chín hoặc vừa chín, còn lá khô thì cho vào ngay từ đầu hoặc trong quá trình tẩm ướp.

CÁC LOẠI GIA VỊ KHÔ - SPICES
Khác với Herbs, Spices là các phần còn lại của cây như vỏ, rễ, hạt, thân... thường ở dạng khô (nguyên dạng hoặc xay nhỏ), cũng dùng để tăng hương vị cho món ăn.

12. Hạt thì là (fennel seeds)

Ở đây mình muốn phân biệt giữa hai loại gia vị đều được gọi là thì là, đó là dill và fennel. Dill là cây thì là thông dụng ở Việt Nam hay dùng để nấu canh cá, và nó thường được khai thác dạng rau tươi. Fennel có lá nhỏ hơn nhưng thân lại to hơn, thường được khai thác hạt. Hạt fennel rất thơm, nhất là loại fennel hoang dã trồng ở các vùng núi đá. Hạt fennel ướp các món ăn, nấu nước dùng hay uống trà đều hấp dẫn cả. Nó cũng là một loại thảo dược tốt cho sức khỏe.
Thì là fennel trồng ở nhà mình, lá khác với thì là ta (dill)

Mình thì hay uống trà hạt thì là, và với các món nước (bún, phở) bao giờ cũng bỏ thêm một ít hạt thì là cho nước dùng được thơm.


13. Hạt ngò (Coriander seeds)

Cây ngò rí, hay còn gọi là rau mùi, xưa nay vẫn thường được khai thác lấy lá làm rau thơm là chủ yếu. Ở phương Tây thì hạt ngò khá thông dụng. Cũng như hạt thì là, đây là loại gia vị cần có trong tủ bếp vì hương vị đặc sắc lẫn dược tính của nó. Sườn nướng hoặc gà nấu nấm nếu có hạt ngò thì độ thơm ngon sẽ tăng lên rất nhiều lần. Hạt ngò cũng trị chứng khó tiêu, cảm cúm và giải độc (đặc biệt nước hạt ngò có tác dụng giải độc thủy ngân tốt)


14. Bột tỏi (Garlic powder)

Nói thật là sau khi dùng bột tỏi thì mình cảm thấy không mặn mà với tỏi tươi nữa. Tỏi sấy khô và nghiền nhỏ (granule) hoặc xay thành bột mịn (powder) đều có mùi thơm rất dễ chịu, không hăng. Bột tỏi được dùng trong hầu hết các món tẩm ướp từ nướng đến chiên, xào... rất tiện và thơm, lại khỏi bẩn tay.


15. Quế (Cinamon)

Ở VN thì quế hay được dùng như một loại thảo dược hơn là gia vị. Ở nhà mình thì quế rất được trọng dụng, và có đủ cả 3 dạng: vỏ khô, bột quế lẫn nước hương quế. Vỏ quế thì để uống trà, vừa thơm vừa tăng sức đề kháng. Mùi hương quế lan tỏa trong lò vi sóng lẫn căn phòng nhỏ những ngày se lạnh thật là dễ chịu. Bột quế ướp thịt ngon và trộn vào yaourt cũng thơm. Những món nướng ướp chút bột quế vừa thơm, vừa lên màu hấp dẫn, vì thế mình rất hiếm khi dùng mật ong.


16. Hồi (Anise)

Hoa hồi rất hợp với nước dùng gà, bò, các món salad, gà xé phay và cả món nướng. Ở nhà mình thường dùng nước hương hoa hồi cho tiện và đều mùi. Sắp tới sẽ mua thử bột hồi dùng xem sao.


MỘT SỐ GIA VỊ KHÁC

17. Chanh vàng (Lemon)

Đúng ra thì chanh vàng không phải là gia vị, tuy nhiên, mình vẫn dùng chanh vàng cho nhiều món nướng và đối xử nó như một loại gia vị nên vẫn đề cập trong bài này.

Hồi nhỏ học tiếng Anh do không được tiếp cận thực tế nên cứ nghĩ lemon là quả chanh xanh ở VN, sau này mới biết đó là lime, còn lemon là chanh vàng. Nước cốt chanh vàng cùng vỏ chanh thái móng để ướp đồ nướng, hoặc đơn giản là thái lát tròn mỏng rồi nướng cùng thảo mộc làm các món cá, gà... mất mùi tanh và rất thơm.

18. Gia vị hỗn hợp
Ngoài những gia vị riêng lẻ, các bạn Tây hay có một thứ gọi là seasoning mix, với sự kết hợp của nhiều spices lẫn herbs đã sấy khô và muối nhằm tạo ra một hỗn hợp tẩm ướp sẵn phù hợp một hoặc nhiều món ăn nào đó, VD gia vị ướp món nướng, gia vị ướp thịt gà/ cá/ heo/ hải sản/ xúc xích, gia vị barbecue, gia vị Ý... Tùy theo thói quen và sở thích mà bạn chọn cho mình những loại gia vị phù hợp. Như nhà mình hay ăn đồ nướng thì rất thích dùng hộp này:


Hộp này ướp thịt rất thơm. Thành phần thì bao gồm nhiều thứ: hạt thì là, hạt ngò, xô thơm, hương thảo, cỏ xạ hương, hồi hương, muối, tiêu, ớt, hành, hạt cải. Tỉ lệ đã được đong đếm phù hợp nên phải nói là rất tiện, khỏi phải suy nghĩ món này ướp với cái gì, liều lượng bao nhiêu. Còn khi nào cần làm món có một gia vị chính nào đó, VD như mình làm gà nướng lá xô thơm và chanh vàng, thì ngoài gia vị chính cứ xúc thêm một muỗng seasoning mix này để hương vị hài hòa là ổn.


Gia vị là một phần của ẩm thực và cuộc sống, thiếu nó thì món ăn trở nên đơn điệu và nhạt nhẽo, mà thừa nó thì cũng không hay, cho nên sự khéo léo của người nấu khi phối hợp gia vị nằm ở hai chữ HÀI HÒA và VỪA ĐỦ. Tùy theo thói quen và khẩu vị của gia đình mà chúng ta dùng gia vị nào và liều lượng thế nào, các công thức chỉ có ý nghĩa tương đối và mang tính tham khảo.


Thứ Hai, 11 tháng 5, 2015

Thịt kho ruốc xả

Nguồn: http://monngonviet.net/n2098-dam-da-thit-kho-ruoc-sa.html
---------

Đậm đà thịt kho ruốc sả
theo afamily.vn

Thịt kho ruốc sả là món ăn khá đơn giản mà ngon; miếng thịt ba chỉ mềm, đượm mùi thơm của mắm ruốc và sả rất phù hợp với bữa cơm gia đình những ngày cuối thu đầu đông.
  • - 400gr thịt ba chỉ
  • - 3 thìa cà phê mắm ruốc
  • - 3 đến 4 nhánh sả
  • - đường
  • - Nước mắm
  • - ớt nếu bạn ăn cay
  • - Dưa leo
  • - Hành khô.
Thịt ba chỉ rửa sạch, thái lát vừa ăn.
Ướp thịt với chút muối, tiêu.
Sả rửa sạch, thái nhỏ, sau đó xay hoặc dùng dao bằm nhuyễn.
Mắm ruốc pha với nước lạnh, trộn đều cho mắm tan, lọc lại cho sạch cát.
Làm nóng dầu ăn, cho hành khô đã thái nhỏ vào phi vàng rồi tiếp tục đổ sả đã bằm nhuyễn vào, dùng đũa đảo đều để sả chín.
Nhanh tay đổ tiếp thịt ba chỉ vào, dùng đũa đảo đều, xào thịt với lửa lớn cho thịt săn lại.
Tiếp tục đổ nước mắm ruốc đã hòa tan với nước lạnh vào nồi thịt, đợi sôi bùng lên thì giảm lửa.
Đậy nắp nồi lại, đun liu riu.
Thỉnh thoảng mở nắp nồi ra đảo đều thịt, nêm chút xíu nước mắm, đường.
Vì mắm ruốc đã mặn nên bạn không cần thêm nhiều muối.
Nêm thịt hơi ngọt ngọt. Khi thịt mềm, cạn bớt nước thì bạn tắt bếp, rắc ít hạt tiêu lên bề mặt thịt rồi lấy ra đĩa, ăn với cơm nóng rất ngon.
Chúc các bạn thành công và ngon miệng với món ăn dân dã này nhé!

Thịt xào mắm ruốc

Nguồn: http://fulltablethreespoons.blogspot.com/2012/01/nuoc-mam-kho-quet-thit-xao-mam-ruoc.html
--------------
THỊT XÀO MẮM RUỐC

Sáng sớm nay ngủ dậy, ban đầu định là mua thịt về luộc rồi cuốn với bánh tráng ăn cho mát. Nhưng khi đi ra đến chợ Sài Gòn thì lại muốn làm thịt xào mắm ruốc. Nghĩ lại thì cũng hơn 2,3 năm nay không có ăn món này, từ lúc dì Bảy không còn nấu cơm cho nhà mình nữa. Mua xong thì mới chợt nhớ mình chưa bao giờ nấu món này, vậy là lên mạng search cách làm. Nhưng cuối cùng, ra được một món thịt xào mắm ruốc quá đậm và quá đơn điệu so với khẩu vị của mình. Hơn nữa nó không được sệt như hồi mình ăn của Bảy
Món thịt xào mắm ruốc theo công thức google

Vậy là ăn cơm xong lên nằm suy nghĩ xem tại sao, suy nghĩ một hồi ngủ quên một giấc thật là ngon. Đến khi tỉnh dậy thì bất chợt nhớ là hồi xưa có một lần lúc ăn món này có ăn phải một hột me. Vậy là chạy xuống lục tủ lạnh, và thấy còn một hộp me...

NGUYÊN LIỆU
350 - 400g thịt ba rọi, cắt miếng hoặc cắt sợi tùy ý. Nếu thích ăn mắm ruốc xào thịt thì có thể bớt thịt lại. Còn hôm nay Vũ làm thị xào mắm ruốc nên thịt phải nhiều
100g thịt băm
100g mắm ruốc sạch
3 cây sả, bỏ hết lớp vỏ già, xắt mỏng hoặc băm nhuyễn
3 - 4 trái ớt, bỏ hạt rồi băm nhuyễn
3 tép tỏi, băm nhuyễn
Nửa chén nước cốt me quậy với đường theo khẩu vị. Mình dùng me loại để nấu canh chua, rồi dằm với nước sôi cho ra nước cốt, sau đó thêm đường vào quậy ra sền sệt. Muốn thay thế nửa chén nước cốt me thì có thể dùng 1/3 trái thơm băm nhuyễn, nhớ giữ lại nước thơm. Nếu dùng thơm băm thì nếm trước thơm để tùy khẩu vị mà thêm đường nha!

CÁCH LÀM
1. Thịt băm không nêm gia vị, đánh với 2 tbsp nước rồi xào và cũng vớt ra, bỏ hết nước xào

2. Trong chảo nóng, cho 1 tbsp dầu ăn vào xào sả với ớt cho thơm. Tỏi băm cho vào xào chung với sả ớt sau vì tỏi mau cháy hơn. Sau khi sả, ớt, tỏi dậy mùi và có màu vàng thì trút thịt ba rọi xắt vào xào cho thịt chín rồi ra mỡ. Khi thịt ba rọi bắt đầu tươm mỡ thì cho mắm ruốc vào đảo đều. Để chảo thịt trên lửa trung bình và đảo đều cho mắm ruốc tan và áo đều miếng thịt  [khoảng 2 phút]. Khi mắm tan chảo thịt sẽ bị lỏng ra một chút thì mình bớt lửa thấp cho thịt xào liu riu. Xào thêm khoảng 3 phút nữa thì cho nước me [hoặc thơm băm] vào từ từ, vừa cho vừa nêm cho vừa khẩu vị. Sau đó cho thịt băm vào đảo đều rồi cứ để chảo thịt trên lửa nhỏ cho đến khi nước rút gần hết. Nhớ đảo cho thịt khỏi dính vào đáy chảo nha. 

Nếu lúc xào thịt ba rọi mà không thấy thịt tươm mỡ thì sau khi cho nước me vào xào thì thịt sẽ bắt đầu tươm mỡ và đến khi thịt tới, mình sẽ thấy miếng thịt có mỡ trong lại, khi ăn dòn dòn mà miếng thịt hơi mềm nữa. Và cũng nhờ mỡ trong thịt mà nước sốt mắm ruốc thơm và bóng hơn đĩa thịt không có thêm nước me [hoăc thơm bằm]

Món này ăn với thơm xắt lát mỏng, dưa leo, rau sống. Bữa cơm trưa nay có thêm một tô canh cải xoong nữa 

Thịt xào mắm ruốc buổi chiều xào lại

Làm món này ăn thì thích thật, nhưng làm xong cả nhà thơm quá đi à

Cheers!

Thứ Tư, 18 tháng 3, 2015

Salad dưa chuột


Nguyên liệu bạn cần chuẩn bị để chế biến món salad dưa chuột:
  • 900g dưa chuột.
  • ½ - 1 muỗng cà phê muối.
  • 2 – 3 muỗng canh giấm gạo.
  • ½ - 1 muỗng canh dầu mè.
  • ½  muỗng canh đường.
  • 2 – 3 muỗng canh xì dầu.
  • ½ - 1 muỗng canh tương ớt, vừa ăn (tùy chọn).

Cách chế biến:

Dưa chuột mua về rửa sạch rồi gọt bỏ vỏ. Cắt đôi quả dưa chuột theo chiều dọc rồi nạo bỏ phần ruột.


Giảm cân cùng với món salad dưa chuột cực cay giòn


Giảm cân cùng với món salad dưa chuột cực cay giòn
 

Sau đó, cắt dưa chuột thành các miếng có kích cỡ khoảng 0,6cm.


Giảm cân cùng với món salad dưa chuột cực cay giòn
 

Cho dưa chuột ra bát, rắc muối và trộn đều. Sau đó cho dưa vào trong tủ lạnh khoảng 1 giờ. Sau đó, dùng tay bóp dưa chuột cho ra bớt nước.


Giảm cân cùng với món salad dưa chuột cực cay giòn
 

Trong một bát vừa, trộn dưa chuột với giấm gạo, dầu mè, đường. Thêm ít xì dầu và trộn đều. Sau đó, cho tương ớt vào, đảo đều.


Giảm cân cùng với món salad dưa chuột cực cay giòn
 

Giờ bạn chỉ việc thưởng thức salad dưa chuột luôn hoặc để dành trong tủ lạnh một vài ngày.